CHIA SẺ KINH NGHIỆM

Hướng Dẫn Cách Chụp Bản In Lụa Chi Tiết - Đầy Đủ Nhất

Mục Lục

    Chụp bản in lụa là một trong những công đoạn quan trọng trong kỹ thuật in lụa quyết định đến chất lượng bản in. Do đó, các đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực in ấn nói chung sẽ rất quan tâm đến khâu này. Trong khuôn khổ bài viết hôm nay, Xưởng in Đà Nẵng chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách chụp bản in lụa chi tiết đầy đủ nhất. Cùng tìm hiểu ngay bạn nhé!

    1. Chụp Bản In Lụa Là Gì?

    cách chụp bản in lụa
    cách chụp bản in lụa

    Chụp bản in lụa là công đoạn tạo hình sản phẩm in lên mặt bản in. Là quá trình tạo ra hình dáng sản phẩm trên bề mặt lưới in chuyên dụng để làm mực có thể đi qua và tạo hình in trên bề mặt cần in. 

    Công đoạn này đóng vai trò quan trọng trong in lụa ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Do đó, chụp bản in bị lỗi sẽ dẫn đến lỗi sản phẩm. 

    2. Những Đồ Dùng Cần Chuẩn Bị Để Chụp Bản In Lụa

    Trước khi tiến hành bước chụp bản cần chuẩn bị những đồ dùng cần thiết như:

    Phim chụp

    Là bản thiết kế in ra từ mát tính lên bản giấy can. Đây là bản phim trong suốt, trên bản phim chứa hình ảnh cụ thể của mẫu thiết kế cần in.

    Bàn chụp in lụa

    Là thiết bị quan trọng để tạo độ sáng, người thợ in thường sử dụng đèn UV giống loại bóng đèn huỳnh quang nhưng phát tia UV Bàn chụp được làm bằng gỗ và được thiết kế sao cho đảm bảo có độ sáng tốt nhất để chụp bản.

    Khung chụp bản hay khung in lụa

    Là khung được làm bằng gỗ hoặc kim loại có lưới chuyên dụng ở giữa. Tùy vào vật liệu cần in của từng sản phẩm khác nhau mà lựa chọn khung in lụa sao cho phù hợp. Để hiểu rõ hơn về khung in lụa, bạn có thể tìm hiểu thông tin tại đây: Khung in lụa 

    Lưới in: Lưới trắng, lưới vàng…có những mắt lưới khác nhau. 

    Những đồ cần chuẩn bị để chụp bản in lụa
    Những đồ cần chuẩn bị để chụp bản in lụa

    Keo chụp bản

    Là một hóa chất vô cùng quan trọng sử dụng trong kỹ thuật in lụa. Loại keo đặc trưng này được dùng tạo bản in, trước công đoạn chụp bản, in ấn người thợ đều phải quét một lớp keo lên bản in trước mới có thể tiếp tục in được.

    Với sự phát triển của khoa học trong lĩnh vực hóa chất, thị trường hiện nay có các loại keo đã được nấu sẵn chỉ việc sử dụng mà không cần phải nấu như ngày trước.

    >>> Xem chi tiết về keo chụp bản

    Thuốc bắt sáng/Bột bắt sáng

    Là hóa chất cần thiết dùng tảng độ bắt sáng để có thể in bản thiết kế lên lưới in. Bột bắt sáng thường có màu cam, được bảo quản trong điều kiện tránh ánh sáng (vì gặp sáng có thể sẽ hỏng)

    Lên keo chụp bản

    Dùng máng gạt làm sao cho keo tràn đều dọc thân máng phía lưới lên keo. Kéo nhẹ và đều mặt ngoài của khung rồi đến mặt trong khung. Sau đó, vét mặt ngoài và mặt trong. Phương pháp lên keo này được gọi là lên keo 2:2. Dùng máy sấu tóc để sấy gió làm khô khung khi vét xong. Lưu ý sấy đều tay kẻo có chỗ chưa khô kịp thì lúc chụp bản sẽ bị dính vào phim, bị bóc keo và hư phim.

    Để lên keo tốt nhất nên có máng lên keo, không lên keo bằng lưỡi dao hoặc các vật dụng khác. Mua máng lên keo nên chọn loại tốt, loại có 2 cạnh máng dày mỏng khác nhau. Bên dày để sau này lên keo cao bản, bên mỏng dễ vét keo khi lên keo thường.

    3. Hướng Dẫn Cách Chụp Bản In Lụa

    Dưới đây, mời bạn cùng Xưởng in đồng phục chúng tôi điểm qua những kỹ thuật chụp bản trong in lụa:

    Kỹ thuật chụp bản trong in lụa
    Kỹ thuật chụp bản trong in lụa

    Các thao tác khi chụp bản

    • Dán tấm phim xuống mặt khung in lụa để cho mặt in chữ của phim hướng tiếp xúc với mặt keo chụp bản
    • Chuẩn bị sẵn một tấm vải đen, xốp, 1 tấm kính chèn, 1 hòn đá to hoặc vật nặng để đè lên trên.
    • Thứ tự đặt lên trên tấm phim sẽ là tấm vải đen, tấm xốp, tấm kính chèn và cuối cùng là đè vật nặng lên trên. Cách làm này nhằm để hút hết chân không ra.
    • Bật đèn chụp trong khoảng 30s, nếu là đèn UV thì có thể sử dụng 1 phút.

    Kỹ thuật xịt bản

    Xịt bản hay còn gọi là rửa bản hoặc phơi bản. Sau khi đã chụp bản xong thì mang bản ra rửa. Thực hiện: nhúng bản xuống nước, ngâm trong vài phút để keo mềm ra rồi mới tiến hành xịt rửa, như vậy sẽ dễ làm hơn.

    Xịt bản in lụa
    Xịt bản in lụa

    Mở vòi nước áp lực rửa bản xịt từ nhẹ đến mạnh, từ nét lớn đến nét mảnh. Để đảm bảo, nên dùng bình xịt bản có khả năng điều áp và có nút chỉnh tia mạnh nhẹ .Việc rửa bản cần tiến hành từ từ và cẩn thận tránh làm vỡ bản

    Lau khô và sấy khô

    Nếu muốn chuyên nghiệp và đỡ tốn công thì bạn có thể mua 1 máy sấy khung chuyên dụng. Tuy nhiên nếu chưa có máy thì chúng ta vẫn có thể dùng máy sấy tóc để sấy gió làm khô khung.

    Lưu ý: nên sử dụng bông hoặc khăn để thấm khô bản trước giúp quá trình sấy bản nhanh khô hơn. 

    Gia cố cho khung in lụa

    Sau khi sấy khô bản in, bạn có thể thực hiện một vài thao tác để gia cố khung in bằng cách:

    • Cách 1: Phơi khung in dưới ánh nắng mặt trời
    • Cách 2: Phơi lại trên máy chụp bản
    • Cách 3: Phơi dưới ánh sáng xong mang vào lấy nước cứng bản thoa lên bề mặt lhung. 

    Như vậy, chúng ta đã hoàn thành quy trình chụp bản in lụa thật đơn giản. Có thể nói, quá trình bắt đầu chụp bản cũng là quá trình hoàn thiện bản in. Thời gian hoàn thiện quá trình chụp bản phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Ngoài các vấn đề về file chụp bản, kích thước chụp bản.. thì khoảng cách bàn kính, bóng chụp bản, số lượng bóng, keo chụp bản... cũng ảnh hưởng đến thời gian. 

    Hi vọng những thông tin chia sẻ trên đây của chúng tôi đã phần nào giúp bạn giải đáp thắc mắc về cách chụp bản in lụa. Nếu bạn còn vấn đề cần giải đáp, hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ:

    Đồng Phục BiCi - Xưởng may áo đồng phục tại Đà Nẵng

    Hotline: 0905016801

    Email: kinhdoanh.bici.vn@gmail.com

    Bài Viết Liên Quan:

    Mục Lục Bài Viết

      Tin Mới Cập Nhật