- 03 Tháng Mười, 2019
- 24,590
- Bởi Admin
Tổng Hợp Các Loại Chất Liệu Vải Cơ Bản Trong May Mặc
Chất liệu vải đóng vải trò quan trọng trong việc hình thành một sản phẩm thời trang đẹp. Chất liệu vải cao cấp, trung cấp, hay thường trực tiếp ảnh hưởng đến giá thành của một chiếc áo đồng phục. Chính vì vậy, bài viết này sẽ giúp khách hàng có cái nhìn chung cuộc về từng chất liệu vải khác nhau, từ đó hiểu được vì sao một chiếc áo có giá cao, thấp hoặc vì sao chất liệu vải này nóng, mát và chất liệu vải nào thấm rút mồ hôi tốt nhất...
1. Nguồn Gốc Chất Liệu Vải
Xét về thành phần cấu tạo hóa học thì các chất liệu vải bao gồm 3 loại chính sau:
- Vải sợi thiên nhiên: Loại vải này có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên như bông, lông cừu
- Vải sợi hóa học: Loại vải này bao gồm vải sợi nhân tạo có nguồn gốc xenlulo từ gỗ, tre và vải sợi tổng hợp có nguồn gốc từ than đá, dầu mỏ
- Vải sợi pha: Là sự kết hợp giữa nhiều loại sợi khác nhau.
2. Nhận Biết Chất Liệu Cơ Bản
- Vải sợi thiên nhiên rất dễ bị nhàu, khi đốt vải thì tro dễ tan ra khi bóp.
- Vải sợi nhân tạo thì ít bị nhàu, khi đốt vải thì tro dễ tan khi bóp.
- Vải sợi tổng hợp thì không hề bị nhàu và tro vón cục không tan.
- Vải sợi pha bao gồm một phần những ưu và nhược điểm của những sợi vải trên
3. Thành Phần Sợi Vải Trong Một Số Chất Liệu Phổ Biến
- Nilon, polyester: Sợi tổng hợp
- Cotton: Sợi bông
- Viscose, acetate: Sơi nhân tạo
- Silk: Tơ tằm
- Line: Lanh
- Wool: Len
4. Các Chất Liệu Vải Cơ Bản Trong May Mặc Hiện Nay
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại vải với đặc tính và ứng dụng khác nhau. Chọn được chất liệu vải phù hợp sẽ tạo nên một sản phẩm đẹp về thẩm mỹ lẫn giá trị sử dụng. Dưới đây là tổng hợp thông tin về các chất liệu vải phổ biến trong may mặc tại Việt Nam.
Chất liệu vải thun cotton
Vải thun cotton ở đây được hiểu là dòng vải sợi cotton hoặc vải sợi pha có cotton có sớ vải mềm mịm, thường dùng để may áo cổ tròn. Phù hợp với mọi điều kiện thời tiết dù nắng nóng hay lạnh giá.
Cotton là một trong các chất liệu vải áo thun được làm từ nguồn nguyên liệu thiên nhiên là xenlulo nên chất vải mềm mịn, có độ co giãn tốt và đặc biệt và không gây kích ứng da như nhiều loại vải sợi nhân tạo khác. Không chỉ vậy, tính chất vải có độ bền cao, có thể thấm hút mồ hôi, giặt nahnh khô. Bên cạnh đó, hạn chế của loại vải này là dễ bị bám bẩn, nhăn và co rút khi giặt..
Chất liệu vải cotton
Đồng Phục BiCi sử dụng vải cotton (vải sợi bông) hoặc vải sợi pha với thành phần trăm cotton lớn. Chúng tôi cũng sử dụng dòng vải sợi hóa học với các trường hợp áo quần thể thao, áo in 3D. Đồng phục BiCi chỉ sử dụng dòng vải thun co giãn 4 chiều loại tốt. Trong đó có các dòng sản phẩm sau:
- Chất liệu vải cotton 100%: Đây là dòng vải thun mà chúng tôi định nghĩa là thun cotton cao cấp, giá thành rất cao hơn các dòng còn lại.
- Chất liệu vải cotton 65/35 (hay CVC với 65% cotton): Đây là dòng vải mà chúng tôi thường sử dụng, khách hàng cũng ưa chuộng nhất bởi giá thành vừa phải, chất vải mặt thoáng.
Chất liệu vải thun Poly
Trước tiên, anh chị hãy phân biệt vải thun Poly và PE trước nhé!
Đây đều là dòng vải thun có thành phần 100% polyester. Poly hay PE (Pê-ơ) đều viết tắt từ chữ Polyester, tuy nhiên trong giới may mặc, 2 từ này có phần khác nhau, và là tên gọi của 2 dòng vải có thành phần tương tự nhau, kết tinh từ sợi filament như nhau. Vậy điểm khác nhau là gì?
- Vải thun Poly được dệt từ sợi filament kéo dài bện chặt với nhau nên bóng mịn hơn, dẻo dai và không xù lông tơ trong quá trình sử dụng.
- Vải thun PE tạo nên bởi những sợi filament ngắn hơn. Do vậy, vải PE dễ bị xù lông tơ trong quá trình sử dụng.
Chất liệu vải cá sấu Poly
Hai dòng vải thun này đều được sản xuất từ phương pháp hóa học nên có giá thành rẻ hơn.
>>> Tại BiCi chúng tôi có sử dụng dòng vải poly, không sử dụng dòng PE
KHÁC NHAU GIỮA CHẤT LIỆU VẢI COTTON VÀ POLY
Như vậy, kể cả thun cotton và Polyester, nếu chia theo tỷ lệ cotton trong vải, chúng ta có thể hình dung chung có 4 dòng vải thun cơ bản:
- Chất liệu vải 100% cotton (tên thường gọi là vải cotton 100%)
- Chất liệu vải 65% cotton (tên thường gọi là vải CVC hay cotton 65/35)
- Chất liệu vải 35% cotton (tên thường gọi là vải TC hay cotton 35/65)
- Chất liệu vải 0% cotton (tên thường gọi là PE, Poly hay polyester 100%)
Trong thực tế, làm sao để chúng ta nhận biết đâu là vải cotton, đâu là vải poly, anh chị hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn tại bài viết này nhé!
>>> KHÁM PHÁ NGAY KỸ THUẬT IN CHUYỂN NHIỆT TRÊN ÁO THUN <<<
Chất liệu vải thun cá sấu
Thun cá sấu là một trong các chất liệu vải làm đồng phục phổ biến trên thị trường hiện nay. Vải thun cá sấu là loại vải có sớ vải to tạo nên mắt vải dạng vảy cá; thành phần vải có thể là sợi cotton, sợi pha hoặc sợi hóa học. Do đó, có các tên gọi khác nhau như: cá sấu cotton, cá sấu 65/35 hay cá sấu PE.
Chất liệu vải cá sấu 65/35
>>> Tại BiCi chúng tôi có sử dụng dòng vải cá sấu 65%, loại vải phù hợp làm áo thun cổ bẻ, áo thun doanh nghiệp...với giá thành vừa phải, mặc đứng form.
Chất liệu vải kaki
Vải kaki là chất liệu vải may đồng phục dày dặn, co dãn nhẹ, có thành phần từ cotton tự nhiên hoặc sợi tổng hợp dệt chéo và thường có màu nâu sáng. Nhờ thành phần cotton trong vải cao giúp vải kaki thấm hút mồ hôi tốt, rất thích hợp để may nhiều thể loại trang phục khác nhau. Sở hưu ưu điểm là không nhăn nhàu, có độ cần màu tốt, dễ giặt ủi nên vải kiki nhận được sự quan tâm và tin dùng từ thị trường.
Vải kaki được chia làm 2 loại khác nhau:
- Vải kaki thun có độ dày, thoáng mát, co giãn tốt, thoải mái; phù hợp để may hàng thời trang nữ như váy ôm, quần bó, giúp tôn dáng người phụ nữ.
- Vải kaki không thun ít co giãn hơn, đứng đắn và độ bền sợi vải cao hơn. Thường dùng trong may hàng thời trang nam, đồ bảo hộ lao động, balo...
Chất liệu vải kaki 65/35
>>> Trong quá trình sản xuất tạp dề đồng phục và mũ đồng phục, chúng tôi chủ yếu sử dụng vải kaki không thun với thành phần cotton 65%
Chất liệu vải Jeans
Ngoài 4 loại vải trên, vải jean cũng là một trong các chất liệu vải trong may mặc phổ biến hiện nay. Vải jean hay còn có tên gọi khác là vải bò, được dệt từ vải cotton duck có màu xanh đặc trưng. Đặc điểm của vải là bền, chắc, không bị co nhăn. Hầu hết được sản xuất từ các nước Châu Á trong đó có Việt Nam.
Khác với các loại sợi khác sau khi dệt sẽ đem đi nhuộm thì vải jean đã được nhuộm trước nên vải sẽ đem đi cắt và may thành các bộ trang phục luôn. Ngày nay vải jean được sử dụng rất nhiều, đặc biệt là đối với giới trẻ.
Chất liệu vải nỉ
Đây là loại vải rất được ưa chuộng ở các nước phương Tây. Đặc điểm của chất liệu này là khả năng giữ ấm rất tốt vì được bao phủ bởi một lớp lông ngắn và mượt. Vải nỉ được kết hợp giữa sợi thường và sợi len, bên ngoài được phủ bằng một lớp lông ngắn nên khi sờ sẽ cảm thấy mềm mại và mượt.
Ưu điểm của vải nỉ: mềm mại, không bị xù lông, đa dạng về màu sắc. Bên cạnh ưu điểm thì vải nỉ cũng có những nhược điểm: dễ bị thấm nước, nhanh bẩn, mặc cảm giác hơi nóng và bí hơi
Vải nỉ được phân thành 2 loại như sau:
- Vải nỉ Hàn Quốc: có nhiều ưu điểm như mềm mại, độ co giãn tốt. Thường dùng làm đồ handmade.
- Vải nỉ thường: mỏng hơn nỉ Hàn, có lớp lông nhẹ, khả năng co giãn tương đối, giá rẻ hơn vải Hàn.
Chất liệu vải kate
Vải kate là chất liệu được pha trộn giữa cotton và poly. Loại vải này hiện đang được ưa chuộng trên thị trường với các sản phẩm quần áo, chăn ga gối đệm...
Đặc điểm vải kate: có khả năng thấm hút tương đối tốt, không bị nhăn, mặt vải khá mềm mịn, dễ giặt ủi, không gây dị ứng và khả năng giữ màu tốt.
Phân loại vải kate có:
- Vải kate silk: là một trong những loại vải được sử dụng phổ biến nhất trong số vải kate. Vải có đặc tính mềm, mượt và bền màu. Thành phần sợi tổng hợp 100% PE nên vải ít bị nhăn, khả năng thấm hút hơi kém.
- Vải kate Mỹ: loại này có chất lượng tốt nhưng giá thành cao, đa dạng về màu sắc, bề mặt khá bóng và mềm mịn.
- Vải kate Polin: vải có độ dày lớn, thành phần có lượng sợi cotton lớn nên có khả năng thấm hút khá tốt.
- Vải kate Ford: bề mặt dễ bị đổ lông, tương đối dày nhưng bù lại có khả năng thấm hút tương đối tốt.
- Vải kate sọc: được thiết kế với các đường sọc kẻ to nhỏ khác nhau. Loại này có giá thành hơi cao.
- Vải kate Hàn Quốc: loại này có chất lượng thấp nhất, vải tương đối mỏng, dễ bị bay màu và khả năng thấm hút kém.
Chất liệu vải lụa
Một trong các chất liệu vải may mặc khá phổ biến khác chính là vải lụa. Lụa là dòng vải được dệt từ các sợi tơ tằm, khi mặc tạo cảm giác rất thoải mái dễ chịu. Chất liệu này có độ co giãn ở mức trung bình kém. Vải nhìn vào có độ óng ả và cảm giác sờ mềm mịn.
Phân loại vải lụa có:
- Lụa tơ tằm: được dệt từ sợi tơ của con tằm
- Lụa satin: được tạo ra dựa theo liên kết sợi ngang dọc nhưng số lượng sợi ngang nhiều hơn sợi dọc
- Lụa cotton: được làm từ sợi bông và sợi tơ tằm kết hợp
- Lụa Twill: có độ dày cao hơn bình thường với hai bề mặt vải khác nhau.
- Lụa 2 da: được tạo ra từ sợi tơ tằm và sợi visco.
- Lụa gấm: bề mặt vải được thêu lên các loai hoa văn khác nhau trong quá trình dệt vải
- Lụa Damask silk: được dệt tương tự lụa satin, nhưng các sợi ngang và dọc đều hơn, hoa văn cũng được tạo ra khi dệt sợi.
- Lụa đũi: được dệt từ các loại sợi dư thừa và có chất lượng thấp hơn từ các loại tơ tằm. Bên ngoài hơi thô nhưng có độ bóng nhẹ.
Chất liệu vải nilon
Nilon là loại vải thuộc nhóm polyminde được tạo ra từu các loại hóa chất, vải nilon cũng được dệt từ các sợi tổng hợp. Vải nilon có độ co giãn cao, có khả năng kháng ẩm tốt, tính thẩm mỹ cao, bề mặt vải khó bám bụi, khả năng thấm hút kém, dễ bị hỏng khi gặp nắng nóng kéo dài.
Chất liệu vải len
Vải len có nguồn gốc từ lông động vật như: dê, cừu, lạc đà... thường sử dụng để may đồ ấm cho mùa lạnh bởi chúng có khả năng giữ ấm, hút ẩm tốt.
Có nhiều loại len khác nhau như len lông cừu thường, len lông dê cashmere, len lông thỏ Angora, len lông cừu Merino... Tùy vào nhu cầu và mục đích sử dụng mà bạn có thể chọn loại vải len sao cho phù hợp nhất.
Chất liệu vải nỉ
Nỉ là loại vải được phủ một lớp lông ngắn và mượt trên bề mặt, đặc điểm nổi bật của chất liệu này là mềm mại và rất ấm. Trên thị trường có các loại vải nỉ như: vải nỉ 1 da, nỉ 2 da, nỉ da cá...
Chất liệu vải canvas
Vải canvas là loại vải được làm chủ yếu từ sợi cây gai dầu, có thể kết hợp thêm một số loại sợi khác như sợi bông hoặc sợi tổng hợp. Vải canvas cũng được gọi với cái tên khác là vải bố. Đặc điểm nổi bật của vải bố canvas là có khả năng chống thấm nước tốt, vải khó bị bay màu và có độ bền cao.
Phân loại vải canvas có:
- Canvas Cotton: được làm từ sợi bông và sợi cây gai dầu.
- Vải Hemp Canvas: được làm từ 100% sợi cây gai dầu.
- Canvas Lanh: vải có độ bền cao nhất trong các loại. Được tạo ra khi kết hợp 2 sợi tự nhiên là lanh và gai dầu.
- Canvas tổng hợp: vải có khả năng chống thấm nước rất cao.
- Duck Canvas: vải có bề mặt mịn, sáng và không bị thô.
- Plain Canvas: được dệt từ các sợi thô nên vải khá thô và vải khá nặng.
Chất liệu vải lanh
Cái tên vải lanh có từ nguồn gốc của chính loại vải này. Vải lanh được tạo ra từ sợi cây lanh với nhiều ưu điểm như: khả năng thấm hút mồ hôi tốt, thoáng mát, mềm mại... Vải lanh được sử dụng phổ biến để làm các mặt hàng trang trí nội thất, hàng may mặc sử dụng cho ngày hè, các sản phẩm công nghiệp...
Bên cạnh ưu điểm thì vải lanh có những hạn chế như: nhăn nhàu gây nên những bất tiện cho người dùng. Đặc biệt, giá thành cao gây e ngại cho nhu cầu sử dụng của khách hàng.
Trên đây là tổng hợp các chất liệu vải cơ bản thường dùng trong ngành may mặc tại Việt Nam với thông tin về tính chất, đặc điểm và ứng dụng của từng loại. Hi vọng với những thông tin trên, bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về từng loại vải, từ đó có thể lựa chọn được những chất liệu phù hợp cho nhu cầu sử dụng của mình. Cập nhật thường xuyên nhiều thông tin hữu ích tại Góc tư vấn của BiCi bạn nhé!
Bảng màu áo thun đồng phục tại BiCi
- (25 Tháng Hai, 2024)Bảng Màu Áo Thun 3D Tại Đồng Phục BiCi
- (12 Tháng Ba, 2020)Bảng Báo Giá Quần Áo Bóng Đá Tại Đồng Phục BiCi
- (11 Tháng Ba, 2020)Các Kiểu Áo Thun Đồng Phục Phổ Biến Nhất Hiện Nay
- (28 Tháng Năm, 2018)Bảng Size Áo Thun Đồng Phục Tại BiCi
- (28 Tháng Năm, 2018)